Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây và rất nguy hiểm

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một năm có 4 mùa, nhưng có thể bệnh bất cứ lúc nào, nhưng tỷ lệ mắc bệnh vào mùa đông và mùa xuân vẫn cao hơn. Có nhiều trường hợp trong cùng một gia đình có đến 3-4 người cùng mắc bệnh do lây lan. Tuy nhiên đau mắt đỏ không phải là bệnh nặng nếu như người bệnh phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ

Contents

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp tính, là một loại bệnh về mắt truyền nhiễm cấp tính, có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhưng nguyên nhân chính là do viruts nên bệnh rất dễ lây lan và gây thành dịch. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đau mắt đỏ, qua đường hô hấp và nước bọt, sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh, đi kèm với biểu hiện ban đầu là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Tình trạng nặng hơn có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt. Người bệnh có biểu hiện toàn thân bị sốt nhẹ, viêm mũi họng, nổi hạch trước tai, …

Khi đã mắc bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát giúp mắt bớt kích thích với ánh sáng chói hoặc có thể chườm đá lạnh cho mắt dễ chịu hơn. Nhưng người bệnh không nên pha nước muối loãng để rửa mắt nếu như nồng độ không phù hợp có thể gây ra  hiện tượng rát mắt. Tốt nhất nên sử dụng thuốc nhỏ mắt theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó người nhà không nên dùng chung khăn hoặc các dụng cụ cá nhân để phòng tránh việc lây bệnh, nhỏ mắt hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Đặc biệt khi mắc bệnh không được đi bơi.

Đọc thêm: Cách chăm sóc và ngăn ngừa bệnh viêm gan

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ:

Nên đi khám bác sĩ khi có dấu sẽ dẫn đến bị biến chứng nguy hiểm về mắt.

Khăn mặt phải thường xuyên giặt sạch và phơi ngoài nắng cho khô.

Bệnh đau mắt đỏ thường lây qua rỉ mắt của người đã mắc bệnh vì vậy nên chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường mới có thể khống chế và dập tắt được bệnh.

Trước hết phải thường xuyên rửa tay và cắt móng tay, khi rửa mặt nên dùng khăn riêng, chậu rửa riêng. Nếu có điều kiện tốt nhất nên rửa dưới vòi nước chảy, không rửa trong chậu, tránh bị lây nhiễm các bệnh về mắt.

Tránh đưa tay bị bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động sẽ có va chạm với cát bụi, vì vậy sau khi vệ sinh xong nên nhỏ mắt vài giọt nước muối sinh lý (natriclorid 0,9%).

Nên hạn chế việc tập trung đông người.

Trên đây là một số dấu hiệu cũng như là nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ, tuy bệnh không nghiêm trọng nhưng chúng ta phải đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời. Nếu như chủ quan sẽ dẫn đến bệnh nặng và ảnh hưởng rất lớn về mắt của bạn.

Tham khảo: Bệnh thủy đậu lây như thế nào

Đánh giá bài viết này