Cách phòng và trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một căn bệnh phổ biến mà mỗi người chúng ta ai ai cũng ít nhất mắc phải một lần. Tuy nhiên kể từ khi có sự ra đời của vắc xin chống thủy đậu đã giúp cho nước ta giảm dần đi số lượng bệnh rất đáng kể. Ước tính có tới 90% người sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu như không được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bệnh thủy đậu gây nên. Bệnh có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời con người, nhưng hay tập trung ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Bệnh này có thể mắc bất cứ thời kỳ nào trong năm.

Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu:

Trẻ mắc chứng thủy đậu có hiện tượng: sốt nhẹ, cả người thấy khó chịu, 2 ngày sau trên da xuất hiện những lấm chấm đỏ li ti như đầu mũi kim, thường xuất hiện ở đầu và thân, ở mặt và chân tay cũng có nhưng ít hơn. Những vết lấm chấm nhỏ ấy từ 1-2 ngày sau sẽ biến thành những bọng nước cỡ bằng hạt đậu xanh, xung quanh có màu đỏ nhạt, 3 đến 4 ngày tiếp theo, các bọng nước ấy sẽ khô, đóng vảy. Sau khi đóng vảy từ 5-20 ngày sau sẽ bong vảy ra, trong một thời gian ngắn, trên da để lại những vết sẹo nông hình  bầu dục .

Cách trị bệnh thủy đậu:

Khi trẻ bị bệnh thủy đậu, bố mẹ cần làm tốt những việc sau: cố gắng hết sức bảo vệ da và niêm mạc luôn sạch sẽ. Khi trẻ sốt cần để cho trẻ nằm yên nghỉ ngơi, cho uống nhiều nước ấm, cho ăn các loại thức ăn thanh đạm dễ tiêu hóa như cháo, canh trứng và sữa đậu nành, … tốt nhất là cho bé ăn nhiều hoa quả. Khi trẻ ngứa phải giữ gìn không cho gãi ngứa, có thể xoa carbonate kẽm ở ngoài da, nếu bọc mủ đã bị gãi vỡ ra, bị viêm nhiễm, có thể dùng thuốc tím bôi ngoài, nếu vẫn tiếp tục sưng viêm làm mủ, có thể bôi thuốc mỡ penecilin. Khi các nốt thủy đậu đóng vảy, cần để nó tự nhiên bong ra, không nên gỡ quá sớm tránh để lại các vết sẹo sau này. Thông thường khi bị bệnh thủy đậu không cần thiết phải tiến hành chữa trị đặc biệt, bệnh vẫn có thể tự khỏi. Nếu lên thủy đậu toàn thân, lại có những triệu chứng khá nặng thì nên đưa đi nằm viện để điều trị.

Xem thêm: Cách tống sỏi thận ra nhanh nhất

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu:

Do bệnh thủy đậu là một loại bệnh rất dễ lây nhiễm nên nếu phát hiện thấy trẻ bị thủy đậu, phải lập tức cách ly ngay, cho đến khi nào toàn bộ các nốt thủy đậu khô, đóng vảy. Nếu ở tập thể, khi có người bị mắc bệnh thủy đậu, thì phải lập tức tẩy trùng, để phòng ở thông thoáng, đồng thời dùng chăn màn, quần áo phải đem đun sôi, giặt giũ phơi nắng, tránh để trẻ em tiếp xúc với người bệnh, không sử dụng các đồ đạc mà người bệnh đã sử dụng. Đối với những trẻ đã có tiếp xúc với trẻ khác đã từng bị thủy đậu, cần chú ý theo dõi trong 3 tuần, tốt nhất trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh phải tiêm gấp protein dạng cầu C để tăng cường miễn dịch bị động thông thường. Hàng ngày nên sử dụng các thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, sắc nước đậu xanh uống hàng ngày (có tác dụng dự phòng, thanh nhiệt, giải độc rất tốt).

Trên đây là cách phòng, trị bệnh thủy đậu với kiến thức này hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Tham khảo: Nhiễm khuẩn Hp có đáng sợ như bạn nghĩ

Đánh giá bài viết này