Mắt mẹ bị cay khi đưa con đến nhà trẻ

Hiện nay trên cả nước các bậc phụ huynh đang xôn xao dư luận vì những trẻ em của các trường mầm non bị bạo hành, bản thân tôi cũng cảm thấy rất bức xúc, phải đau lòng khi mở tivi nhìn thấy những cô bảo mẫu đánh đập dã man những đứa trẻ ngây thơ chưa biết gì. Nhưng bản thân tôi thật sự rất bình tĩnh khi đưa con vào nhà trẻ. Vì bản thân tôi luôn nghĩ rằng bạo hành trẻ em chỉ có ở các trường mầm non tư nhân, nhưng đối với các trường đạt chuẩn Quốc Gia thì không có. Nhưng trên đời này đâu ai biết trước được chữ ngờ?

Đưa con đến nhà trẻ

Đưa con đến nhà trẻ

Vào năm 2016 vì kinh tế hai vợ chồng tôi phải đi làm, con trai tôi gần 4 tuổi tôi xin cho bé đi học lớp mầm nhưng trải qua 2 tuần bé khóc và không chịu đi học. Nhưng cả nhà không ai muốn cho bé phải nghỉ học muốn bé đi học để ngoan hơn với bạn bè, khi bé đi học về là bé cứ bệnh đau họng, sốt liên tục 5 ngày đêm phải mất 2kg, tôi thấy xót xa trong lòng không muốn cho đi học nữa, nhưng ở nhà thì không có người để trông bé. Vì ở nhà bé còn em gái nhỏ chưa đầy hai tuổi, nếu như bé không đi học thì ở nhà bà ngoại trông 2 đứa không xuể, do anh hai thường hay đánh em.

Hôm sau chồng của tôi đưa con đi học nhưng bé khóc quá nhiều nên anh ấy thấy xót trong lòng và đưa bé về không cho đi học nữa.

Năm học 2017 tôi dự kiến đưa 2 bé đi học để tiện đưa rước. Hôm nay bé Luân gần được 5 tuổi dự kiến học lớp chồi, còn bé Thu được 30 tháng dự kiến học lớp nhà trẻ. Năm nay tôi quyết tâm xin đi làm trễ 2 tuần để trực tiếp đưa bé đi học vì bé rất là sợ mẹ, tôi sợ nếu để cho cha của bé đưa đi sẽ nóng ruột sợ thấy con khóc rồi không cho đi học nữa.

Trước ngày nhập học bé Thu nói “anh hai đi học với em nha”. Bé Luân đáp: “Thôi! anh hai không đi học đâu. Anh hai sợ cô giáo đóng cửa nhốt lắm”. Hôm sau đi học bé Luân khóc nức nở gọi mẹ nhưng mẹ quay lưng đi thì có một cô gáo mới ra trường ôm bé vào lòng, giống như một người mẹ thứ hai và dỗ dành nói “con nín đi, ở đây học ngoan với cô, để mẹ đi làm kiếm tiền mua sữa cho con uống nha” từ từ thì bé cũng nín. Nhưng một lát sau thì bé nói với cô rằng “con muốn đi tiểu” một cô giáo lớn tuổi là cô C bước lại gần và nói “con muốn đi tiểu thì cô dẫn con đi nha”. Bé cứ lắc đầu không chịu, tôi thấy vậy bước vào để dẫn bé đi tiểu, nhưng bé khóc và không chịu, vừa khóc bé vừa nói “nhưng con muốn cô giáo kia dẫn con đi à”!. Đó chính là cô giáo T mới vừa ra trường, trẻ tuổi và xinh đẹp, nói chuyện ngọt ngào và dịu dàng, cô đến ẵm bé đi tiểu vừa đi cô vừa dỗ dành cho bé nín và nói nhỏ gì với bé tôi cũng không bết nữa. Kể từ ngày đó bé đi học không còn khóc nữa. Khi về nhà thì bé đòi đi học, vì đi học được cô giáo cho đồ chơi. Sáng nào khi đi học bé cũng cười tươi như hoa và rất mừng khi được đi học. Những khi bé bị bệnh khi cho bé uống thuốc xong là tôi cũng phải đưa bé đi học chứ bé không chịu ở nhà. Vì bé nói “đi học vui và được cô giáo cho đồ chơi”. Khi cô giáo T này chuyển lớp thì bé Luân về nhà khóc rất nhiều vì nhớ cô. Thời gian cũng trôi qua bé cũng hòa nhập được với cô giáo mới vừa chuyển trường về. Nhưng ngày nào cũng qua lớp cô T để nói chuyện với cô vài lời. Hôm nay bé Luân có cô giáo mới nhưng Luân cũng dần dần mến cô như cô T.

Đọc thêm: Mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc bổ

Đối với bé Thu thì ngược lại, ngày đầu tiên đi học thì bé không có khóc nhưng ngày thứ hai trở đi thì bé khóc rất nhiều, đến một tuần sau bé bị bệnh phải nghỉ học, khi nghỉ học 4 ngày và khi đi học lại thì bé cũng khóc, nhưng khóc rồi lại nín ở lại học với cô tới chiều. Nhưng khi vào lớp thì bé khóc dẫn đến bị ói, nhưng cô H cho biết: khi bé ói biết chạy vào nhà vệ sinh. Đúng 2 tháng trôi qua cứ sáng nào bé đi học cũng khóc nhưng khi khóc thì lại ói. Ngày hôm sau khi đưa trẻ vào lớp thì thái độ cô giáo không niềm nở như lớp của bé Luân. Thậm chí nhiều khi tôi bước chân ra khỏi cổng trường thì nghe tiếng 2 cô giáo lớp nhà trẻ đó là cô H và cô L la mắng dữ dội, nhưng không rõ là mắn nội dung gì. Nhiều khi tôi phải ngoái đầu nhìn lén vào trường cách 100m. Khi bé Thu về nhà thường hay khóc đêm vì giật mình và nói con sợ cô H và cô L, con không muốn đi học, con muốn về nhà ở với bà ngoại. Ngày hôm sau tôi đưa bé Thu đi học nhưng bé không đi học nên không chịu mang dép tôi phải bỏ dép trong cặp của Thu. Khi đến lớp, Thu không cho mẹ về, nhưng ngày hôm đó tôi bận công việc cơ quan dự kiến sẽ đi nhanh. Thu đòi ói, nhưng ngày trước cô bảo mẹ nên về để mẹ ở đây Thu thấy có mẹ sẽ nhõng nhẽo. Hôm sau tôi thấy vậy thì để cho cô giáo rồi dự tính sẽ bước nhanh để đi làm, nhưng cô L trong lớp bước ra ngoài có một thái độ cáu gắt, hai tay rinh Thu vào giống như là đang lôi thu đi vào nhà vệ sinh, rồi quát to: “ói đi, ói đi. Bây giờ có đi ra tập thể dục không? Nếu khóc thì ở trong lớp một mình đi”, biết bao nhiêu là phụ huynh phải chứng kiến điều đó. Tôi làm mẹ có thể đánh và dạy con, thậm chí rầy con khi con không ngoan. Nhưng mới vừa bàn giao cho cô giáo trơ trơ trước mắt mẹ mà cô giáo lại có ứng xử với con mình như vậy là tôi không hài lòng một chút nào. Nếu đặt tình thế ngược lại, cô đứng ở vị trí là phụ huynh cô sẽ nghĩ như thế nào. Tôi không hề trách cô, vì tôi biết cô chưa lập gia đình và chưa có con nên cô chưa hiểu được một nổi đau người làm mẹ khi chứng kiến con mình bị một cô giáo đối xử không tốt. Trước mặt mẹ của Thu và sự chứng kiến của biết bao nhiêu là phụ huynh mà cô đã tỏ ra thái độ như thế, khi phụ huynh vắng mặt liệu ai biết cô đã làm gì với những đứa trẻ ngây thơ trong độ tuổi nhà trẻ? Nhưng đây là trường đạt chuẩn Quốc Gia nhưng tôi chứng kiến mà trong lòng phải thất vọng.

Bài viết này không phải là sự phê bình mà chỉ là sự chia sẽ nói lên những giáo viên mầm non có những giáo viên tận tâm với nghề khiến cho trẻ không ngừng sự yêu quý, cũng còn một phần nào đó làm cho trẻ phải sợ hãi. Vì vậy cũng mong những ai trong nghề giáo viên mầm non xin hãy làm việc bằng cái tâm hãy xem những đứa trẻ ấy như con của mình. Gieo nhân ắc sẽ gặp quả, vì giáo viên cũng có con rồi cũng gửi con đi học cũng như bao phụ huynh khác. Và vậy bằng phương pháp nghiệp vụ, nghệ thuật để có cách ứng xử, dạy dỗ khéo léo và tốt với những đàn em thơ. Đặc biệt là những giáo viên vừa mới ra trường.

Bạn đã biết: Cách phê bình trẻ tốt nhất

Đánh giá bài viết này