Bệnh quai bị có dẫn đến vô sinh không

Quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt. Đây là bệnh lành tính nhưng rất dễ lây. Nếu không được chủng ngừa, nhiều trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ bị mắc bệnh quai bị. Khi nam bị bệnh rất dễ bị vô sinh, nữ dễ bị sẩy thai khi mắc bệnh quai bị.

Bệnh quai bị

Bệnh quai bị

Contents

Nguyên nhân gây bệnh quai bị:

Bệnh quai bị còn có tên là bệnh viêm tuyến nước bọt truyền nhiễm, bệnh viêm tuyến má truyền nhiễm, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng gây nên, đặc trưng chủ yếu là sốt, vùng má phía dưới tai đau sưng. Loại bệnh này có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong năm. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp mà trẻ từ 4-9 tuổi thường hay mắc phải, bệnh có thể lây truyền qua nước bọt, sau khi mắc bệnh sẽ bị miễn dịch suốt đời.

Dấu hiệu của bệnh quai bị:

Trẻ em thường mắc bệnh sau khi đã tiếp xúc với người bệnh từ 2-3 tuần. Vào thời kỳ đầu mắc bệnh trẻ thường sốt, nhức đầu, khó thở, một vài ngày sau tuyến má dưới bắt đầu sưng to hết cỡ, ấn vào má thấy đau. Sau 4-5 ngày thì bắt đầu giảm sưng, hiện tượng đau nhức cũng dần dần giảm bớt. Khoảng 2 tuần cơ bản các triệu chứng trên cũng hết. Một số ít trường hợp bị bệnh nặng còn kèm theo viêm màng não, viêm dịch hoàng, …

Bí Quyết: Xử lý nhanh sốt cao ở trẻ

Cách điều trị  bệnh quai bị:

Khi trẻ bệnh cần nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, phòng ở thông thoáng, dụng cụ ăn uống cần luộc nước sôi để sát trùng, quần áo phải thay giặt thường xuyên. Cần uống nhiều nước ấm, ăn thức ăn ở dạng lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Kiêng các loại thức ăn cay, đắng mang tính kích thích. Phải thường xuyên dùng nước sôi còn ấm hay nước muối pha nhạt để súc miệng, giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Nếu ở vị trí tuyến nước bọt sưng to đau nhức, có thể dùng khăn bông nước lạnh xoa lên chỗ đau. Nói chung khi mắc bệnh quai bị không nên chạy chữa đặc biệt, vì các loại thuốc kháng sinh và các loại sulfannilamide không có tác dụng với loại vi rút này.

Cách phòng tránh bệnh quai bị:

Trước hết phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo không khí trong phòng luôn được thông thoáng, tăng cường rèn luyện thân thể để nâng cao khả năng chống lại mọi bệnh tật cho trẻ. Quai bị có thể bị lây truyền rất mạnh, cho nên cần phải đảm bảo cách ly tốt, dụng cụ ăn uống phải dùng riêng. Đồng thời phải thường xuyên sát trùng kịp thời trong thời gian đang mắc bệnh, cần hết sức hạn chế để trẻ lui tới những nơi công cộng, đông người qua lại, tốt nhất khi ra ngoài nên đeo khẩu trang.

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị để đề phòng bệnh quai bị các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccin phòng bệnh, có tác dụng kích thích trẻ em sản sinh kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6-7 tuần. Số lần tiêm: nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần một 6 tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tháng tuổi.

Tham khảo: Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm gan ở trẻ

Đánh giá bài viết này