Cách phòng và điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là một loại bệnh lây lan rất nhanh, chủ yếu thông qua đường ho, nước bọt, hắc hơi. Lứa tuổi mắc bệnh sởi thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, do sức đề kháng cơ thể yếu, rất dễ bị lây lan phát bệnh, sau khi lành bệnh sẽ được miễn dịch vĩnh viễn.

Bệnh sởi

Bệnh sởi

Contents

Các triệu chứng của bệnh sởi:

Lúc mới vừa phát bệnh sởi, trẻ thường có triệu chứng: người nóng, ho, sổ mũi, tương tự như bị cảm, ngày thứ 2, 3 thì xoang miệng, hai má, niêm mạc bắt đầu xuất hiện những chấm nhỏ bằng đầu mũi kim màu trắng, xung quanh có nhiều quầng đỏ, đó là đặc trưng ban đầu của bệnh sởi. Đến sau ngày thứ tư vùng sau tai, cổ bắt đầu xuất hiện những chấm đỏ, ngay sau đó lan nhanh khắp mặt, trên ngực, sau lưng từ trên xuống dưới, rồi lan dần ra các bộ phận khác. Vùng da lên sởi có màu đỏ, lúc đầu còn thưa, sau đó dài đặc dần, lên cơn sốt, ho, mát ngại nhìn vào chỗ sáng, … đó là dấu hiệu bệnh nặng thêm. Từ 3-5 ngày sởi mới lên đều khắp cơ thể và sau đó mới chuyển biến tốt. Đồng thời kèm theo hiện tượng bong da, nhẹ tựa như cám gạo, để lại những sắc tố màu nâu bám chặt, trong tình trạng bình thường, nếu chăm sóc tốt, sau 7-10 ngày sẽ khỏi hẳn. Nếu không được chăm sóc tốt sẽ biến chứng thành viêm phổi, sức khỏe suy kiệt, viêm họng, viêm não, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Cách phòng chống bệnh sởi:

Việc phòng, chống bệnh sởi rất quan trọng. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cho trẻ tiêm chủng mầm dịch sởi sống đã giảm độc tố, khi lên 2 tuổi, 7 tuổi tiêm phòng dịch tăng cường. Đối với trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh sởi không nên tiếp xúc thêm những trẻ có cơ thể không khỏe mạnh có thể dẫn đến bị lây nhiễm cho trẻ có sức đề kháng kém. Không nên cho trẻ đến những nơi có đông người qua lại và đặc biệt là những nơi có người mắc bệnh sởi. Nếu con cái của mình mắc bệnh sởi phải làm tốt việc khử trùng và cách ly, quần áo cần phải phơi nắng gắt, phải khử trùng và đun sôi các dụng cụ ăn uống, trẻ bị bệnh sởi phải ngủ riêng và cách ly với trẻ khác.

Bệnh tương tự: Phòng tránh bệnh thủy đậu

Cách chăm sóc trẻ khi bị lên sởi:

Cần cách ly tốt để bé nằm nghỉ. Phòng ngủ nên thường xuyên mở cửa cho thoáng gió, đảm bảo đủ không khí mới, trong lành. Đảm bảo độ ẩm cần thiết nhưng không để gió lạnh trực tiếp thổi vào người bệnh, tránh gió lùa. Ánh sáng trong phòng vừa đủ, đảm bảo yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

Chú ý giữ sạch da miệng, mắt mũi cho trẻ. Khi trẻ có rỉ mắt, dùng nước ấm thấm ướt khăn bông để lau sạch. Thường xuyên súc miệng cho bé bằng nước ấm và nước muối pha loãng. Tay, bẹn, mặt hàng ngày cũng phải dùng nước ấm để rửa sạch. Cần chú ý cắt móng tay, móng chân cho trẻ, đề phòng trường hợp khi sởi gây ngứa, trẻ sẽ gãi. Làm sây sát da và gây viêm nhiễm.

Cần cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, không cần ăn kiêng, không nên để trẻ thiếu dinh dưỡng làm giảm sút sức đề kháng, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe sau này.

Khi sởi mọc cần chú ý chống lạnh, cũng không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, chăn đắp quá dày, tránh ảnh hưởng tới việc hô hấp và thoát nhiệt, làm cho mồ hôi ra quá nhiều dễ bị nhiễm lạnh, giữ cho trẻ chân tay được ấm, không có mồ hôi là tốt nhất.

Nếu phát hiện trẻ mọc sởi nhưng mặt tím tái, tay chân lạnh, sởi mọc lên chuyển thành màu đỏ nhạt, không mọc tiếp nữa, khó thở hoặc cánh mũi phập phồng, môi thâm tím cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay.

Vì vậy khi trẻ mắc bệnh sởi bà mẹ phải chăm sóc đặc biệt khi giữa hai trẻ mắc bệnh nhẹ hoặc bệnh nặng không nên tiếp xúc với nhau vì như vậy sẽ dễ bị lây chéo.

Bí quyết: Điều trị rôm sảy và hăm ở trẻ em

Đánh giá bài viết này