Những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh

Trong đời ai cũng một lần đến hai lần làm mẹ nhưng khi làm mẹ đầu tiên bối rối lắm các bạn ạ, mỗi khi tắm trẻ đầu tiên, hay là những chứng bệnh đầu tiên tuy nhỏ nhặt nhưng khiến cho bà mẹ luôn lúng túng không biết phải làm như thế nào. Đến khi sinh bé thứ hai thì các mẹ mới có kinh nghiệm.

Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh thì các bà bà mẹ nên làm nhanh đó chính là tranh thủ cho trẻ bú sữa mẹ sớm, đồng thời phải nuôi con bằng sữa mẹ. Y học học đã liệt kê hàng loạt các tư liệu so sánh chứng tỏ rằng, tất cả các trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đều có nhiều kháng thể chống lại bệnh tật, tỷ lệ bệnh tật giảm đi một cách rõ ràng. Đối với các loại bệnh mà trong sữa mẹ không có kháng thể như: bệnh lao, ho gà, bạch hầu, … thì áp dụng các phương pháp tiêm phòng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra cần bổ sung thêm một ít dầu cá cô đặc, viên can xi, …

Lớp vảy trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh (cứt trâu): ở một số trẻ sơ sinh, trên đỉnh đầu thường có một lớp vảy màu vàng tro hoặc màu nâu, hay màu đen lõm chõm dày mỏng không đều nhau, phần lớn là do bố mẹ khi tắm, gội đầu cho bé, nhìn thấy thóp trên đầu bé cứ phập phồng lên xuống nên không dám lau rửa lớp vảy ấy. Lớp vảy ấy được hình thành do tuyến nhờn của da tiết ra chất nhờn và da đầu bị chết hóa sừng tích tụ lại trong một thời gian dài tạo nên một lớp vảy lõm chõm dày mõng không đều nhau. Lớp vảy ấy vừa xấu vừa mất vệ sinh, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó cần phải rửa đi. Muốn rửa lớp vảy ấy phải dùng dầu thực vật đã khử trùng hay cao mỡ kháng sinh 0,5% crimecoteliote, mỡ gentrison phủ lên lớp vảy ấy, để 24h sau dùng lượt chảy nhẹ nhàng một vài lần là bong ra hết, không nên cại gỡ, tránh làm tổn thương da, gây nhiễm trùng. Sau đó dùng nước ấm và xà phòng thơm gội đầu cho bé.

Contents

Vệ sinh xoang miệng, mắt, mũi

Khi trẻ vừa mới lọt lòng, trong miệng trẻ sơ sinh thường có một ít dãi nhớt do cơ thể tiết ra, đó là một hiện tượng bình thường, thông thường không cần phải lau rửa, khử đi. Để làm sạch xoang miệng người mẹ có thể định giờ cho con uống một ít nước sôi để nguội, là đã làm sạch những chất dịch có trong xoang miệng. Nếu muốn làm sạch một cách tuyệt đối có thể dùng những cục bông ve tròn đã khử trùng lau mồm cho bé, nhưng động tác phải khéo léo, nhẹ nhàng, bởi niêm mạc trẻ sơ sinh rất non và mỏng, lại ít nước bọt, dễ bị trầy xước mà sinh ra viêm nhiễm.

Nếu mũi trẻ sơ sinh có rỉ, có thể dùng bông khử trùng quấn lên que nhỏ, luồn vào lau nhẹ nhàng cho bé. Hằng ngày, khi rửa mặt, có thể dùng khăn bông hay vải xô chấm vào nước sạch. Lưu ý lau từ trong ra ngoài, như vậy mới có thể hạn chế được chất bẩn xâm nhập vào ống lệ của mắt. Nếu rỉ mắt quá nhiều hoặc kết mạc mắt bị xung huyết, có thể nhỏ thuốc đau mắt, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 giọt cho 1 mắt, nhỏ cho đến khi nào hết rỉ mắt.

Đọc thêm: Những điều cần biết khi phụ nữ mang thai

Giữ gìn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh được cắt rốn trong điều kiện vô trùng. 24 giờ sau đó, cơ bản rốn sẽ khô, bắt đầu bong rụng dần. Trước khi một phần dây rốn còn lại sau vùng bụng, phải dùng một mảnh băng vải đã khử trùng để băng rốn, bên trên mảnh băng vải đã khử trùng đó được phủ cao khử trùng. Ngoài ra, không để bất cứ vật gì chạm đến băng rốn. Khi tắm rửa phải tránh để nước bẩn dây vào làm bẩn băng rốn. Ngoài ra hàng ngày xoa cồn 95% lên cuốn rốn để sát trùng, có như vậy băng rốn mới khô ráo, nhanh chóng bong ra, nếu thấy băng rốn bị thấm ướt ra ngoài, thì trước hết cần bôi cồn Iốt 2% để khử trùng ở rốn, sau đó lại dùng cồn 75% để trung hòa, làm mất tác dụng của Iốt, để tránh bị cháy rộp da, cũng có thể bôi dung dịch thuốc tím 2%, mà không cần bằng lại nữa.

Nếu sau 3 tuần rốn bị sưng tấy lên, thì phải cho bé đi khám và điều trị ngay. Nếu rốn viêm tấy đỏ rõ ràng, chảy mũ đặc, thậm chí vùng da xung quanh rốn cũng tấy đỏ lên, rất có thể bị viêm rốn, phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để chữa trị.

Quan sát phân của trẻ sơ sinh

Phân của trẻ sơ sinh là một tấm gương phản chiếu để kiểm tra tình trạng tiêu hóa của trẻ, phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ, thông báo cho người mẹ biết cần phải điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống. Mười giờ sau khi được sinh ra trẻ sơ sinh bắt đầu đi đại tiện, thải ra một thứ phân mang sẵn trong bào thai có màu đen nâu, sánh, dinh dính, không có mùi thối, do đường ruột tiết ra tạo thành dịch mật, các tế bào thượng bì, lông thai, mỡ thai và kể cả nước ối mà bé hít phải trên đường từ bụng mẹ chui ra ngoài (dân gian gọi là phân su). Thông thường từ 3-4 ngày phân mới chuyển sang màu vàng bình thường, mỗi ngày đi từ 2-3 lần.

Hiện tượng một, hai ngày không đi tiểu của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hầu hết có nết bú xong ngủ rất tốt. Hiện tượng không đi tiểu của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau khi sinh, một mặt là do chức năng thận của bé còn chưa hoàn thiện, trong nước tiểu có nhiều chất kết tinh của muối urat chắn đường bịt kín ống dẫn nhỏ của thận, mặt khác trẻ sơ sinh mất khá nhiều nước qua da và đường hô hấp do trẻ ngủ mê nhưng bà mẹ không có khả năng đánh thức trẻ kể từ đó bé bị thiếu nước có biểu hiện như: dùn da, vàng da, … theo con số thống kê, phải 36 giờ sau khi sinh 99% trẻ sơ sinh mới bắt đầu có nước tiểu, từ đó về sau, mới dần dần tăng lên theo lượng nước đưa vào cơ thể. Trong một ngày một đêm, có thể trẻ đi tiểu tới 20 lần. Nhưng nếu sau khi hiện tượng không tiểu còn kéo dài đến 2 ngày, thì cần đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám tìm ra nguyên nhân.

Trên đây là những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng đầu, hy vọng sẽ giúp cho các bạn nếu như đọc bài viết này.

Kinh nghiệm: Kiêng cử cho những bà mẹ sau sinh

Đánh giá bài viết này