Nguyên nhân bị tật khúc xạ ở mắt

Tật khúc xạ gồm 3 loại: Cận thị, viễn thị, loạn thị. Trong đó loạn thị thường đi kèm với cận thị và viễn thị. Cận thị có biểu hiện tầm nhìn xa bị mờ đi. Viễn thị có hai dạng: Viễn thị nhẹ và viễn thị nặng. Viễn thị nhẹ có biểu hiện như là tầm nhìn xa thấy nhưng tầm nhìn gần bị mờ đi. Viễn thị nặng có biểu hiện như là tầm nhìn gần và xa đều bị mờ đi. Loạn thị có biểu hiện có tầm nhìn gần và xa không rõ mà còn nhìn thấy vật bị biến dạng như nhòe, méo mó trong khoảng tầm nhìn từ  3-4m trở lên, khi nhìn người đối diện thấy mặt họ không rõ mà còn bị biến dạng như thấy hai đôi mắt, hai cái miệng, và thậm chí có thể không nhìn thấy rõ đôi mắt của họ đang nhìn ai, gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.

Tật khúc xạ ở mắt

Tật khúc xạ ở mắt

Contents

Nguyên nhân dẫn đến bị tật khúc xạ:

Để mắt làm việc quá nhiều: Việc tập trung nhìn gần trong khoảng thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính.

Thói quen sinh hoạt không đúng cách: Do tư thế ngồi học không đúng cách, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, … đây là những thói quen khiến sức khỏe đôi mắt ngày càng xuống dốc.

Tiếp xúc quá nhiều nguồn sáng nhân tạo: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, máy tính, ipad, … trở thành công cụ thân thiết giúp các em học tập và giải trí tiện lợi hơn. Nhưng các em đâu biết chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ giảm thị lực 90%.

Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mang năng lượng cao, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, bên cạnh đó còn làm cho mắt bị áp lực khiến mắt mệt mỏi.

Những biểu hiện nghi ngờ tật khúc xạ:

Khi xem ti vi hay nhìn vật phải lại gần mới thấy, nhìn xa gần không rõ, nhìn hình ảnh bị biến dạng hay nheo mắt khi nhìn, kết quả học tập, lao động giảm sút, hay dụi mắt khi nhìn, hay mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ khi đọc sách hay học tập, hay nghiêng đầu, nhìn lé mắt, …

Cách điều trị tật khúc xạ:

Khi nghi ngờ bị tật khúc xạ nên đeo kính đúng độ, tái khám sau 6 tháng. Cách duy nhất để điều chỉnh tật khúc xạ ở trẻ em là đeo kính gọng. Đối với trẻ lớn hoặc người lớn ngoài đeo kính gọng còn có thể đeo kính sát tròng. Có thể phẩu thuật laser điều trị khúc xạ khi khúc xạ ổn định ở người trên 18 tuổi.

Xem thêm: Đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mùa lòa

Cách chăm sóc đôi mắt:

Phải chăm sóc đặc biệt cho đôi mắt và đảm bảo nơi làm việc và học tập đầy đủ ánh sáng. Nếu học ban đêm cần phải có ánh sáng phòng và đèn bàn, đèn phải có chụp phản chiếu. Chiếu từ phía sau, chiếu từ phía trên xuống, nghịch với bên tay thuận của người làm việc. Kích thước của bàn, ghế phải phù hợp với chiều cao của từng người. Ngồi học đúng tư thế, không được cuối đầu gầm mặt, nghiêng đầu, áp má bên bàn học, luôn để mắt xa sách vở với khoảng cách thích hợp (tối đa khoảng 35cm).

Nên giảm mọi căng thẳng của mắt: Không sử dụng mắt làm việc quá lâu, hạn chế  thời gian xem ti vi, chơi games, nhìn máy vi tính, … không đọc sách có chữ quá nhỏ hay mờ, có hình ảnh lem nhem. Cứ mỗi 20 phút làm việc và học tập nghỉ ngơi khoảng 3-5 phút. Không xem tivi ở khoảng cách gần, tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp lên màn hình. Nếu ta có tật khúc xạ thì nên đeo kính khi xem tivi. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, trong thức ăn cần có đủ tinh bột, đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất

Để chăm sóc tốt cho mắt khi có dấu hiệu lạ về mắt như nhìn thấy mờ hơn hoặc mỏi mắt nên đi khám để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Đọc thêm: Loạn thị là nỗi lo lớn

Đánh giá bài viết này