Trong xã hội ngày nay càng tiến bộ, khoa học kỹ thuật phát triển, càng yêu cầu con người phải có tinh thần chịu đựng gian khổ cao hơn nữa. Xã hội cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu không có tinh thần chịu đựng gian khổ thì rất dễ bị bại trận. Để rèn luyện cho trẻ sự gian khổ thì các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho trẻ như thế nào? chúng ta lần lượt tham khảo những nội dung như sau:
Cuộc sống ngày càng phát triển càng cần con người có tinh thần chịu khổ. Nói chịu khổ là muốn các em phải làm được nhiều việc cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí não, để các em phải trải qua một số sự rèn luyện tâm lý.
Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ của trẻ cần phải bắt đầu từ nhỏ, từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày.
Cha mẹ thường hay giảng dạy cho các con một số đạo lý về sự chịu đựng gian khổ, kể một số câu chuyện khổ luyện thành tài, những việc làm này rất cần thiết. Nhưng điều quan trọng hơn là phải kiên trì, tiến hành từng bước giúp các em rèn luyện tinh thần chịu gian khổ.
Kiên trì không biết mệt mỏi là không thể “bữa đực”, “bữa cái”, thỉnh thoảng cho các em chịu khổ một chút, cha mẹ khi thấy trẻ khổ, mệt, bẩn thỉu thì đã vội mềm lòng muốn dừng lại, như thế sự rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ cho trẻ sẽ không cao.
Tuần tự từng bước một chính là phải căn cứ vào tuổi tác của trẻ, trước tiên cho trẻ chịu đựng một chút nổi khổ, rồi tăng dần lên, chứ không phải là không quan tâm đến tình hình thực tế của trẻ, để trẻ làm những việc không phù hợp với sức của mình.
Đọc thêm: Dạy trẻ tính tự giác ngay từ nhỏ
Chịu dựng gian khổ là môn học bắt buộc của trẻ em tại nước Nhật Bản. bắt đầu từ khi học mẫu giáo, người Nhật Bản đã chú ý bồi dưỡng ý thức chịu khổ cho trẻ, điều này trước hết thể hiện năng lực tự do cuộc sống của trẻ. Từ 3 tuổi đến 6 tuổi trẻ nhất định phải được học chương trình đại cương chăm sóc trẻ và biết làm cái gì. Có một nhà trẻ đã làm “cơm nhớ gian khổ” cho cả lớp ăn, những đứa trẻ liên tục mấy ngày không chịu ăn hơn nữa còn khóc to. Nhà trẻ kiên trì các bậc cha mẹ cũng không phản đối gì, cuối cùng những đứa trẻ chỉ còn cách chịu khổ cố nuốt trôi xuống, trẻ đã nhận được sự giáo dục về sự gian khổ.
Học sinh tiểu học ở Nhật Bản mỗi năm đều tổ chức các hoạt động như “trường học ngoài đồng”, “trường học đảo lẻ”, các em học sinh sẽ vào rừng, ra ngoài đảo hoặc ra đồng “du học” nhằm bồi dưỡng tinh thần chịu đựng khó khăn vất vả và khả năng khắc phục khó khăn của các em. Người Nhật Bản gọi điều này một cách dí dõm gọi là “lên núi xuống ruộng”. Để trẻ em chịu khổ đó là cách làm của người Nhật Bản nhằm coi trọng việc giáo dục tinh thần cho các thế hệ.
Nước Anh là một trường trung học nổi tiếng khi học sinh tốt nghiệp hầu như là 100% thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng đào tạo ra vô số người đảm nhiệm trọng trách nặng nề của quốc gia, một trong những kinh nghiệm chính là để học sinh biết chịu đựng gian khổ. Mùa đông ở Anh rất lạnh, nhưng trong ngôi trường này không lắp đặt hệ thống sưởi hơi, học sinh chỉ đắp một tấm thảm len khi ngủ, tắm cũng phải bằng nước lạnh. Đây chính là sự cố ý rèn luyện tinh thần chịu gian khổ cho học sinh.
Kinh nghiệm giáo dục trẻ ở các nước này đáng để chúng ta làm gương.
Vì vậy trên những bước đường tương lai của mỗi đứa trẻ không tránh khỏi việc gặp phải những chông gai. Dạy con dũng cảm đối mặt và chiến thắng gian khổ, đó chính là phương pháp dạy con đúng đắn để giúp con hướng đến thành công.
Bí quyết: Dạy trẻ tiêu tiền đúng mục đích